Cấu tạo và kích thước quả cầu lông
Lịch sử phát triển cầu lông
Cầu lông là môn thể thao bắt nguồn từ các trò chơi dân gian xuất hiện tại khu vực Nam Á và Đông Nam Á từ khoảng 2000 năm trước đây.
Cầu lông bắt nguồn từ trò chơi poona của Ấn Độ, trò chơi dùng gỗ đánh vào quả bóng dệt bằng sợi nhung, gắn lông vũ ở trên để hai người đánh qua lại cho nhau.
Những năm 60 của thế kỷ XIX, trò chơi từ Ấn Độ này đã được đem về Anh Quốc với nhiều thay đổi trong cách chơi. Năm 1873, tại vùng Badminton của nước Anh, trò chơi này được phổ biến bởi một sĩ quan quân đội cho giới quí tộc của vùng. Từ đó, Badminton trở thành tên gọi của môn thể thao cầu lông, được yêu thích rộng rãi trên khắp nước Anh.
Từ những năm 20 đến 40 của thế kỷ XX, môn cầu lông phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu và Châu Mĩ trên các quốc gia: Mỹ, Đan Mạch,…Đến nă 1992, cầu lông chính thức trở thành môn thể thao được thi đấu tại Đại hội thể thao Olympic – Đại hội lớn nhất thế giới.
Kích thước quả cầu lông
Cấu tạo quả cầu lông
Đế cầu
Phần đế cầu thường được làm từ bần, một vật liệu tương tự như nút bần trong nắp chai rượu. Trong đa số các loại quả cầu, phần đế cầu được phủ một lớp da màu trắng giúp dễ dàng phân biệt 2 bộ phận với nhau.
Phần đế cầu có thể được chia làm 2 phần, phần phía dưới được làm từ bần mềm và phần phía trên nối với tán cầu được làm từ bần/gỗ cứng hoặc vật liệu tổng hợp.
Phần dưới của đế cầu phải mềm vì đây là nơi người chơi thường đánh vào. Vì vậy, độ đàn hồi của bần mềm có thể giúp cầu bay tốt hơn.
Phần trên của đế cầu phải cứng để giữ cố định tán cầu vào đế cầu. Thêm vào đó, đây cũng chính là nơi mà nhà sản xuất sẽ dán các dải băng biểu thị tốc độ của quả cầu lên.
Ngoài bần, một số chất liệu khác cũng có thể được sử dụng để làm phần đế cầu. Các quả cầu chất lượng thấp thường có phần đế làm từ mút hoặc bọt xốp. Phần bọt xốp này sẽ có những phần rỗng để gắn lông cầu.
Lông cầu
Đối với phần tán cầu có thể được dùng lông vũ tự nhiên với nhiều nguồn gốc khác nhau, trong đó chất liệu lông ngỗng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhất. Những chiếc lông bên phía cánh trái của loài ngỗng là nguyên liệu hoàn hảo để sản xuất quả cầu lông tiêu chuẩn quốc tế.
Đồng thời, lông ở cả 2 cánh của động vật sẽ không được sử dụng cùng lúc bởi sẽ làm cầu chao đảo khi bay. Và những chiếc lông này sẽ gắn cố định với phần đế bằng loại keo đặc biệt và hai hàng chỉ.
Bên cạnh đó, các quả cầu với tán làm từ vật liệu tổng hợp cũng đang được nghiên cứu và phát triển. Bởi việc sử dụng sản phẩm này có thể giảm chi phí và tăng độ bền một cách hiệu quả. Hiện trên thị trường, các thương hiệu đã chuyển hướng sang những quả cầu lông tiêu chuẩn thi đấu có tán bằng nhựa ép tương tự như lông vũ tự nhiên nhưng bền hơn.
Vật liệu làm quả cầu lông
Dù là bộ môn thể thao nào, người ta cũng đều đặt ra những quy chuẩn nhất định dành cho người tham gia cũng như các vật dụng được sử dụng trong quá trình chơi, cầu lông cũng không phải là ngoại lệ.
Quả cầu lông dùng trong thi đấu phải được làm từ các vật liệu tự nhiên và/hoặc tổng hợp. Dù là làm từ loại vật liệu gì, các đặc điểm bay của quả cầu phải tương tự với đặc điểm bay của một quả cầu được làm từ lông vũ tự nhiên với phần đế cầu được bao phủ bởi một lớp da mỏng
Xem thêm:
- Kích thước trụ cầu lông
- Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn
Luật quy định về quả cầu lông trong thi đấu
Các quy định
Quả cầu từ lông vũ tự nhiên
Một quả cầu lông tiêu chuẩn thi đấu từ chất liệu tự nhiên cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Dụng cụ này phải có 16 chiếc lông vũ với chiều dài đồng đều trong khoảng 62mm-70mm đo từ đỉnh tán đến phần trên đế được gắn cố định vào đế cầu.
- Đầu lông vũ phải nằm trên một vòng tròn đường kính 58mm-68mm và được buộc chặt bằng chỉ hoặc vật liệu khác phù hợp.
- Đế cầu có đường kính từ 25mm-28mm, lượn cong ở phía dưới.
- Kích thước tiêu chuẩn của quả cầu từ 4,74g-5,50g.
Quả cầu từ chất liệu khác
Tương tự như quả cầu làm từ lông vũ tự nhiên thì loại cầu này cũng cần tuân thủ các quy chuẩn nhất định của Liên đoàn Cầu Lông Thế giới như:
- Các bộ phận của cầu được sử dụng chất liệu tổng hợp thay thế với đường kính đế từ 25mm-28mm, lượn cong dưới đáy.
- Tán cầu có chiều dài đồng đều nhau và nằm trong khoảng 62mm-70mm tính từ đỉnh tán đến phần trên đế. Đường kính của đầu tán đạt kích thước 58mm-68mm.
- Trọng lượng cầu từ 4,74g-5,5g.
Cách thử cầu trước khi thi đấu
Để kiểm tra một quả cầu, người chơi phải sử dụng cú đánh toàn lực từ đường biên ngang cuối sân đấu. Cầu phải bay theo chiều song song với đường biên dọc và hướng lên trên.
Một quả cầu có tốc độ bay đạt chuẩn sẽ rơi xuống sân cầu ở vị trí không ít hơn 530mm và không nhiều hơn 990mm so với đường biên ngang còn lại ở cuối phần sân bên kia.
Một số hãng sản xuất quả cầu lông tại Việt Nam
Quả cầu lông Hải Yến
Hải Yến là dòng cầu mới ra mắt từ năm 2017. Thương hiệu sản xuất cầu lông này đến từ Việt Nam. Bởi vậy, nhiều người còn hoài nghi về chất lượng của sản phẩm. Nhưng theo cảm nhận của nhiều người chơi, đường cầu bay khá đầm, độ ổn định của cầu tùy thuộc vào kỹ thuật người chơi, và 1 phần phụ thuộc vào độ ẩm môi trường sân mà cầu tùy lúc cảm giác cầu có thể khác nhau. Độ bền của cầu ở mức khá tốt, đáp ứng tiêu chuẩn 1 trái cầu cho mỗi ván đấu.
Quả cầu lông Vina Star
Vinastar là thương hiệu cầu lông nhận được nhiều sự tín nhiệm của người dùng. Sản phẩm thích hợp trong những trận đấu giao hữu. Vina Star có 2 dòng đó là dòng số 50 dùng cho đánh trong nhà, dòng số 51 để đánh ngoài trời.. Nói tới Vina Star, người chơi chơi sẽ bị ấn tượng bởi chất cầu bền, cứng, đầm, lông cầu ít bị tưa. Sản phẩm cầu khá cứng. Vận động viên cần sử dụng khéo léo, nếu không cầu sẽ nhanh bị hỏng.
Quả cầu lông 88
Thương hiệu cầu lông 88 vẫn còn khá mới mẻ. Giá cả sản phẩm không quá đắt đỏ, nhưng chất lượng khiến nhiều người ưu ái. Sản phẩm được thiết kế với lông cầu dai. Nhờ vậy, cầu bay với tốc độ chậm hơn, phù hợp cho các bạn nào đánh lâu năm. Đường cầu bay ổn định và ít chịu tác động của thời tiết, khi đánh trên lưới đường cầu ổn định hơn. Nhiều người ưa chuộng sản phẩm này bởi giá thành thấp, sử dụng lâu bền.
Tổng kết:
Trên đây là những thông tin về quả cầu lông tiêu chuẩn thi đấu mà chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn đọc có thêm những kiến thức, hiểu rõ hơn về cấu tạo và kích thước quả cầu lông. Bạn đọc có đóng góp vui lòng comment bên dưới bài viết để cùng chia sẻ thông tin đến cho mọi người.
Có 0 bình luận, đánh giá về Cấu tạo và kích thước quả cầu lông
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm