Quy trình và biện pháp thi công sơn sân cầu lông ngoài trời

19/03/2022
Việt Anh
Việt Anh
Sơn Acrylic là vật liệu chuyên dụng để thi công sân thể thao, sơn có một số đặc điểm nổi bật như có tính đàn bồi, chịu va đập, ... Sơn sân cầu lông là biện pháp thi công được sử dụng để làm sân cầu lông ngoài trời. Dưới đây là quy trình thi công sơn sân cầu lông chuẩn và mới nhất hiện nay.

Những điều cầu biết về mặt sân cầu lông tiêu chuẩn

Sân cầu lông là nơi thi đấu môn cầu lông. Quy chuẩn kích thước sân cầu lông được quy định như sau:

  • Chiều dài sân cầu lông là: 13m 40 (1.340 cm)
  • Chiều rộng sân cầu lông là 6m 10 ( 610cm)
  • Đường chéo của sân là 14m 30 (1.430cm)
  • Ngoài ra, sân mở rộng 2m về mọi phía để tạo khoảng không gian thi đấu an toàn cho vận động viên.
  • Mặt sân cầu lông không được có vật cản, phải bằng phẳng và được thi công bằng vật liệu phù hợp.

Hiện nay tại Việt Nam có 3 loại mặt sân chủ yếu bao gồm:

  • Mặt sân cầu lông bằng thảm cầu lông PVC ( Sân cầu lông trong nhà)
  • Sân cầu lông bằng sơn Acrylic ( Phổ biến, trong nhà và ngoài trời)
  • Sân cầu lông bằng vật liệu PP interlocking ( mới - cho sân ngoài trời)

Tại bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu về thi công sân cầu lông bằng sơn Acrylic.

Xem thêm: Báo giá thi công sân cầu lông

Quy trình thi công sơn sân cầu lông

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công

  • Mặt bằng thi công sân cầu lông phải phẳng, không được có vật sắc nhọn hay những mố bê tông gồ lên mặt nền.
  • Ở những vị trí gồ ghề, lồi lõm không được phẳng thì chúng ta cần phải dùng máy mài cho phẳng
  • Những vị trí bị rỗ và có lỗ thủng, nứt thì cần dùng các vật liệu tiêu chuẩn bịt kín lại sau đó thì mài và làm phẳng.
  • Kiểm tra bằng nước để xác định các vị trí bị đọng. Xử lý nền sân tại những chỗ bị đóng nước đó. 
  • Vệ sinh và làm khô mặt sân.

Bước 2: Thi công lớp chống thấm

  • Sau khi nền sân được kiểm tra kỹ, Sơn lớp chống thấm ngược lên mặt nền, có thể thi công từ 1 đến 2 lớp sơn chống thấm
  • Đây là lớp sơn đặc biệt có khả năng chịu nước và bám cực kỳ tốt lên bề mặt của sân. Chống thấm ngược sẽ ngăn không cho nước, hơi nước từ dưới nền thấm lên phần sơn chính, từ đó đảm bảo điều kiện sử dụng tốt nhất cho nền sân.

Bước 3: Thi công lớp đệm

  • Thi công lớp Lớp sơn lót có nhiệm vụ liên kết giữa lớp sơn chống thấm và lớp sơn bề mặt. Sơn lót là một phần không thể thiếu để tạo nên một bề mặt tuyệt vời.
  • Tiến hành lớp sơn Acrylic chính, đây là sơn thể thao chuyên dụng.
  • Sơn đệm giúp cho mặt sân có sự đàn hồi khi vận động viên di chuyển trên đó sẽ thấy rất êm ái. Trong quá trình vận động sẽ xảy ra va chạm, lúc đó lớp đệm sẽ giúp cho vận động viên không bị chấn thương.
  • Có thể thực hiện thi công sơn đệm nhiều lần để tăng độ dày tổng thể cho mặt sân.

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ màu hoàn thiện

Đây là lơp sơn cuối cùng tiếp xúc trực tiếp với người chơi nên cần có tính ma sát cao. Bạn nên thi công 2-3 lớp sơn phủ màu hoàn thiện để đạt được các điều kiện tốt nhất. Mỗi lớp được thực hiện cách nhau 4-6 tiếng. Trong quá trình thi công đòi hỏi tính cẩn thận và tỉ mỉ. Yêu cầu gạt sơn thật đều tay để đảm bảo độ mịn và độ phẳng cho mặt sân.

Bước 5: Thi công kẻ vạch đường line

Đường line là bước hoàn thiện cuối cùng, kẻ line cần tính chính xác, tỷ mỉ để thật chính xác. Các vạch cần được sơn thẳng trên bề mặt sân, với độ rộng của các đường line là 4cm.

Xem thêm bài viết: Cách kẻ vạch sân cầu lông để biết chi tiết hơn về cách thực hiện.

Các lưu ý khi thi công sân cầu lông

Độ dốc mặt sân

Sân cầu lông ngoài trời nói chung và các sân thể thao nói riêng, đều cần đảm bảo độ dốc nhất định, vừa đảm bảo sân không bị đọng nước, nhưng cũng cần đảm bảo không ảnh hưởng đến thi đấu. Với sân cầu lông, độ dốc tối đa là 0.8%.

Hàng rào cho sân cầu lông

Quả cầu lông tương đối nhẹ, vì vậy sân cầu lông ngoài trời tại Việt Nam cần đảm bảo chắn gió để không ảnh hưởng đến vấn đề thi đấu. Bạn có thể thi công sân cầu lông ngoài trời bằng hệ thống rào và lưới chắn gió. Lưới chắn gió sân cầu lông là lưới PE có mắt lưới nhỏ, to bản. Chiều cao của hệ thống lưới nên từ 4m trở lên.

Hệ thống đèn chiếu sáng

Tương tự như hệ thống lưới, đèn chiếu sáng cũng là vấn đề cần quan tâm khi đầu tư cho sân cầu lông ngoài trời. Đèn sân cầu lông nên dùng là 6 đèn với công suất 50 - 100W, để đảm bảo thi đấu buổi tối được tốt nhất.

Thi công sân cầu lông bằng thảm cầu lông PVC

Thảm cầu lông cũng là vật liệu hay được sử dụng để thi công sân, Tuy vậy, thảm vinyl này chỉ có thể sử dụng cho các sân cầu lông trong nhà ( vì dưới điều kiện thi đấu ngoài trời, thảm rất dễ xuống chất lượng bởi nắng và gió). 

Cách thi công thảm cầu lông tương đối đơn giản và nhanh chóng, được chúng tôi trình bày tại bài viết: thi công sân cầu lông.

0 bình luận, đánh giá về Quy trình và biện pháp thi công sơn sân cầu lông ngoài trời

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.09543 sec| 929.852 kb